Nguyên nhân trẻ chậm tăng cân và cách khắc phục

Một trong những thước đo quan trọng đánh giá sự phát triển của trẻ là cân nặng, vì vậy việc trẻ chậm tăng cân khiến cha mẹ hết sức lo lắng. Cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu nguyên nhân trẻ chậm tăng cân và cách khắc phục nhé.

Nguyên nhân nào khiến con bạn chậm tăng cân
Nguyên nhân nào khiến con bạn chậm tăng cân

Trẻ chậm tăng cân khi nào?

Một số giai đoạn trong quá trình phát triển bé sẽ không tăng cân hoặc sụt cân là điều bình thường như trẻ sơ sinh chậm tăng cân trong 5 đến 7 ngày đầu đời.

Theo nghiên cứu, việc giảm 5% cân nặng được coi là bình thường đối với trẻ dùng sữa công thức và giảm 7 -10% là bình thường đối với trẻ bú sữa mẹ [1].

Hoặc trường hợp bé không tăng cân từ 6 tháng trở đi do khi đó sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ, hay khi trẻ chuyển sang giai đoạn học bò, tập đi cũng sẽ làm trẻ chậm tăng cân.

Trẻ đang chuyển giai đoạn học bò, tập đi sẽ làm tăng chuyển hóa, khiến bé không tăng cân
Trẻ đang chuyển giai đoạn học bò, tập đi sẽ làm tăng chuyển hóa, khiến bé không tăng cân

Nguyên nhân cụ thể nào dẫn đến tình trạng bé không tăng cân?

  • Về nguyên nhân bệnh lý, có thể bé bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến việc trẻ hấp thu kém các chất dinh dưỡng từ thức ăn, xuất phát từ các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, trào ngược dạ dày, tiêu chảy,…
  • Trẻ bị nhiễm giun sán do nhiễm bẩn từ thức ăn, đồ chơi trẻ cho lên miệng ngậm.
  • Do trẻ có thể mắc bệnh celiac – bệnh khiến trẻ dị ứng với gluten, một loại protein có trong các loại ngũ cốc. Phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch đối với protein này làm tổn thương lớp lót của ruột nên nó không thể hấp thu các chất dinh dưỡng đúng cách [2].
  • Các loại thức ăn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
  • Thức ăn không phù hợp với khẩu vị của bé khiến trẻ biếng ăn, không muốn ăn.
  • Các bữa ăn cách nhau quá xa.
  • Trẻ sụt cân sau khi cai sữa mẹ, hay trong quá trình tập ăn dặm. Tình trạng trẻ không tăng cân do nguyên nhân này sẽ sớm kết thúc khi bé đã quen với việc ăn dặm ngoài sữa mẹ.
  • Do trẻ đang trong quá trình mọc răng khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn, trẻ đi ngoài lỏng (tướt mọc răng) và có thể bé bị sốt nên bé có thể sụt cân hoặc không tăng cân.

Cách khắc phục khi trẻ không tăng cân

Tùy vào nguyên nhân khiến trẻ không tăng cân như đã nêu ở trên mà có cách khắc phục sao cho phù hợp.

  • Nếu là do nguyên nhân bệnh lý thì điều đầu tiên là cần chữa khỏi bệnh cho con. Mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ nếu tình trạng bệnh kéo dài. Có thể bổ sung thêm cho con các loại men tiêu hóa, thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa ImmuneGammaZ để giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn.
  • Tẩy giun cho trẻ định kỳ 6 tháng / lần.
  • Mẹ nên tìm hiểu khẩu vị của con, hỏi xem con thích ăn gì để từ đó thiết kế khẩu phần ăn cho con hợp lý, giúp bé thấy hứng thú và ngon miệng khi ăn.
Bữa ăn phù hợp với khẩu vị giúp trẻ hấp thu tốt hơn
Bữa ăn phù hợp với khẩu vị giúp trẻ hấp thu tốt hơn
  • Hỏi ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng về các nhóm dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất trong thực phẩm để bổ sung đầy đủ cho con trong trường hợp bé không tăng cân kéo dài.
  • Nếu bé có dấu hiệu chán ăn, không muốn ăn thì mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày, không nên ép con ăn quá nhiều trong một bữa vì điều này sẽ khiến trẻ càng chống đối và hấp thu kém hơn.
  • Trẻ thường sụt cân trong quá trình sau khi cai sữa mẹ. Do vậy mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho con trong giai đoạn này. Một số sữa cho trẻ chậm tăng cân cũng là biện pháp giải quyết tốt vấn đề cân nặng cho bé.
  • Điều cuối cùng là mẹ nên theo dõi thường xuyên cân nặng của con, nếu có bất kỳ dấu hiệu rối loạn nào thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để tìm ra giải pháp phù hợp nhất.

Trẻ không tăng cân là điểu xảy ra khá thường xuyên, tuy nhiên không vì thế mà cha mẹ chủ quan để tránh tình trạng này phát triển thành suy dinh dưỡng ở trẻ.

 Dược sĩ Ngọc Mai

Nguyên nhân trẻ chậm tăng cân và cách khắc phục
5 (100%) 1 vote

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *