Toàn bộ sự thật về sự hấp thụ thức ăn ở trẻ em

Rất nhiều bà mẹ đang gặp phải tình trạng trẻ dù ăn rất nhiều nhưng vẫn còi cọc, chậm lớn, không tăng cân do vấn đề về sự hấp thu thức ăn ở trẻ. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc trẻ hấp thu kém và cách giải quyết ra sao?

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng hấp thu kém ở trẻ
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng hấp thu kém ở trẻ

Hấp thụ thức ăn là gì?

Có thể hiểu hấp thu thức ăn là quá trình đưa các chất đã được tiêu hóa từ ruột vào đường máu và đường bạch huyết, từ đó cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho các cơ quan trong cơ thể để sử dụng hoặc dự trữ.

Quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn

Tiêu hóa thức ăn là quá trình biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa để tạo thành những chất có thể hấp thu được vào máu. Trong cơ thể, quá trình tiêu hóa có thể diễn ra theo 2 cơ chế đó là tiêu hóa cơ học (cắt xé, nghiền nát, nhào trộn với men tiêu hóa) và tiêu hóa hóa học (nhờ sự tác động của các enzym tiêu hóa).

Thức ăn sau khi được phân giải thành các phân tử nhỏ sẽ hấp thu qua thành ruột vào hệ tuần hoàn. Sự hấp thu thức ăn ở trẻ cũng như người lớn có sự tham gia của nhiều bộ phận trong ống tiêu hóa như dạ dày và nhất là ruột non, ruột già; ngoài ống tiêu hóa là sự tham gia của gan, mật, tụy.

Biểu hiện trẻ hấp thụ kém

  • Trẻ đi ngoài phân lỏng: thường thành từng cơn xen kẽ đi phân bình thường. Phân mùi tanh, màu nhạt, lổn nhổn trên mặt nước và có váng mỡ.
  • Các biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ như trẻ bị đầy bụng, bụng căng chướng, tiêu chảy, mệt mỏi, biếng ăn,..đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới sự hấp thu các chất dinh dưỡng cũng như sự phát triển của trẻ.
  • Thể trạng gầy sút: trẻ mệt mỏi và sút cân thấy rõ, thường xuyên uể oải, chậm chạp và thiếu linh hoạt.
  • Mất vị giác: điều này khiến trẻ biếng ăn, đắng miệng, nhạt miệng và thường xuyên bỏ bữa.
  • Trẻ không hấp thu thức ăn có thể mắc một số bệnh như viêm đa dây thần kinh (do thiếu vitamin B1), thiếu máu,…
  • Nếu trẻ hấp thu kém lâu ngày có thể thấy biểu hiện rõ là trẻ suy dinh dưỡng, còi cọc và chậm lớn do cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng để phát triển [1].
Hấp thu kém lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ
Hấp thu kém lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ

Nguyên nhân trẻ hấp thu kém

Trẻ không hấp thu thức ăn có thể do rất nhiều nguyên nhân làm rối loạn quá trình hấp thu, một số nguyên nhân thường gặp như sau:

  • Do bệnh lý của ống tiêu hóa như trẻ bị tiêu chảy, viêm loét dạ dày, viêm ruột, hội chứng ruột kích, nhiễm khuẩn đường ruột.
  • Do bệnh lý của các cơ quan ngoài ống tiêu hóa như gan, mật, tụy.
  • Do sự thiếu hụt các enzym tiêu hóa thức ăn. Như đã trình bày ở phần đầu, các enzym tiêu hóa đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn thức ăn ở trẻ. Nếu thiếu các enzym này, thức ăn sẽ không phân giải thành các chất mà thành ruột có thể hấp thu được.
Enzym tiêu hóa đóng vai trò rất quan trọng
Enzym tiêu hóa đóng vai trò rất quan trọng
  • Trẻ bị nhiễm giun sán, ký sinh trùng đường ruột.
  • Một nguyên nhân khác đến từ thói quen ăn uống khiến trẻ hấp thụ kém đó là trẻ ăn uống không tập trung, không đúng giờ giấc làm men tiêu hóa tiết ra không đầy đủ, hay trẻ thường xuyên ăn các chất khó hấp thụ như đồ ăn nhiều dầu mỡ, cứng rắn, thiếu chất xơ và khoáng chất.

Trẻ hấp thu kém phải làm sao?

Để chữa trị hiệu quả tình trạng trẻ không hấp thụ thức ăn, trước tiên cần điều trị triệu chứng rồi tùy theo nguyên nhân mà có biện pháp phù hợp tiếp theo.

  • Nếu là do các bệnh liên quan đến ống tiêu hóa hay các bệnh về gan, mật, tụy thì mẹ nên cho trẻ đi khám để có phác đồ chữa trị phù hợp.
  • Tẩy giun cho trẻ định kỳ, thường là 6 tháng một lần.
  • Bổ sung cho trẻ các loại men tiêu hóa hoặc men vi sinh cung cấp lợi khuẩn cần thiết cho cơ thể trẻ.
  • Tạo thói quen ăn uống khoa học cho bé như cho bé ăn đúng giờ, không để trẻ vừa ăn vừa xem ti vi hay chơi đồ chơi, xây dựng khẩu phần ăn đúng như khẩu vị của trẻ mà vẫn cần đảm bảo đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng cần thiết.

Trẻ hấp thu kém tuy không phải là vấn đề bệnh lý nhưng về lâu dài lại gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng cho trẻ như suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển. Vì vậy cha mẹ cần lưu ý các thông tin về sự hấp thu thức ăn của trẻ để có cách xử lý phù hợp.

Dược sĩ Ngọc Mai

5/5 - (1 bình chọn)

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *