Tiểu buốt ra mủ là bệnh gì?

Tiểu ra mủ là một trong những dấu hiệu bất thường của đường tiểu mà mọi người phải hết sức lưu ý. Bởi đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sức khỏe sinh sản. Người có dấu hiệu này phải đối mặt với nguy cơ vô sinh – hiếm muộn, thậm chí tử vong nếu không được thăm khám và hỗ trợ chữa trị kịp thời.

Tiểu buốt ra mủ có thể gặp ở cả nam và nữ giới
Tiểu buốt ra mủ có thể gặp ở cả nam và nữ giới

Tiểu buốt ra mủ là bệnh gì?

Tiểu ra mủ là hiện tượng đi tiểu trong nước tiểu có mủ. Hiện tượng này có thể quan sát bằng mắt thường nhưng có nhiều trường hợp phải xét nghiệm nước tiểu mới đánh giá được trong nước tiểu có mủ hay không. Song song với hiện tượng nước tiểu có mủ, xét nghiệm còn có thể chỉ ra nước tiểu có nhiều bạch cầu và cũng rất có thể có hồng cầu nếu bệnh nhân thấy tiểu ra máu.

Do đó, tiểu buốt có kèm theo hiện tượng ra mủ hay tiểu buốt có mủ là một dấu hiệu điển hình của nhiễm trùng ở đường tiết niệu, đặc biệt là nhiễm lậu cầu.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiểu ra mủ trong đó nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là viêm nhiễm niệu đạo do vi khuẩn lậu, vi khuẩn Chalamydia, Mycoplasma. Hoặc cũng có thể viêm nhiễm do một số vi khuẩn khác như tụ cầu, trực khuẩn mủ xanh… cụ thể:

  • Bệnh lậu: Song cầu khuẩn chính là nguyên nhân gây nên bệnh lậu ơ nam giới. Khi mắc bệnh các quý ông sẽ có hiện tượng đau buốt khi đi tiểu kèm theo tiểu ra mủ trắng ở đầu dương vật hay gặp vào buổi sáng. Bệnh lậu nếu không được phát hiện sớm và hỗ trợ chữa trị hiệu quả thì vi khuẩn lậu có thể lây nhiễm đến các bộ phận khác của cơ quan sinh dục. Gây ra viêm nhiễm phụ khoa, nam khoa… có thể gây biến chứng vô sinh – hiếm muộn. Thậm chí vi khuẩn lậu còn có thể xâm nhập vào máu, lên não… gây nhiễm trùng đường huyết, viêm màng não… dẫn tới tử vong.
Bệnh lậu – một trong những nguyên ngân gây ra hiện tượng tiểu ra mủ
Bệnh lậu – một trong những nguyên ngân gây ra hiện tượng tiểu ra mủ
  • Viêm niệu đạo: Đi tiểu buốt có mủ ở nam giới còn là một triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo. Các triệu chứng tiểu buốt tiểu rắt, tiểu khó và tiểu mủ sẽ xuất hiện ở người bệnh mắc viêm niệu đạo. Bệnh viêm niệu đạo không chỉ khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong vấn đề tiểu tiện hàng ngày. Mà các tác nhân gây bệnh có thể lây nhiễm đến các bộ phận sinh dục khác, gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Gây biến chứng vô sinh, hiếm muộn, thậm chí tác nhân gây bệnh còn lây nhiễm ngược dòng đến thận gây viêm thận, suy thận mãn tính…
  • Viêm bàng quang: Bàng quang là nơi trữ nước tiểu, vì vậy khi bàng quang bị viêm nhiễm người bệnh sẽ có thể có các triệu chứng: tiểu buốt, tiểu nhiều, lượng nước tiểu ít có lẫn mủ, đái dầm ban ngày ở trẻ em. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như  đau bụng và đau lưng ở hai bên hoặc đau lưng giữa.
  • Viêm hoặc áp xe tuyến tiền liệt: Hiện tượng đi tiểu buốt có mủ ở nam giới còn là dấu hiệu của viêm tiền liệt tuyến hoặc áp xe tuyến tiền liệt do vi khuẩn lậu hay một số vi khuẩn khác gây nên. Bệnh này thường gặp ở nam giới trung niên và cao tuổi.
  • Viêm mủ bể thận: Mủ bể thận hậu phát nguyên nhân do bể thận bị bội nhiễm làm mủ ở bể thận đi xuống niệu quản. Thông thường là do vi khuẩn gây mủ bể thận nhưng cũng có trường hợp là do nguyên nhân khác như lao thận, thận nhiều nang. Ung thư thận cũng gây ra các triệu chứng nêu trên.

Ngoài ra, nguyên nhân tiểu ra mủ còn có thể do một số thao tác kỹ thuật như nong niệu đạo làm tổn thương niêm mạc niệu đạo rất dễ nhiễm khuẩn tụ cầu hoặc trực khuẩn mủ xanh (đây là 2 loại vị khuẩn điển hình trong nhiễm khuẩn bệnh viện). Hoặc bệnh xuất hiện sau khi thực hiện một số thủ thuật như thăm dò bàng quang, sỏi bàng quang và do tán sỏi bàng quang…

Do đó, mọi người chớ nên coi thường triệu chứng tiểu ra mủ mà cần phải thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp hỗ trợ chữa trị hiệu quả nhằm hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe và sức khỏe sinh sản.

Khi bị đái ra mủ phải làm sao?

Tiểu ra mủ hay đái ra mủ mà mắt thường nhìn thấy rất dễ nhầm lẫn với một số chứng tiểu đục như: tiểu ra dưỡng chấp, tiểu ra cặn sỏi dạng oxalat hoặc photphat urat. Người ta cũng có thể gặp có trường hợp tiểu ra tinh trùng như những trường hợp nước tiểu có màu đục ở cuối bãi…

Vì vậy, khi thấy nước tiểu đục cần đi khám ngay để được xác định nguyên nhân để còn tìm hướng khắc phục. Ngày nay việc xác định nước tiểu đục có phải do mủ hay không; hay do chất bã đậu; hay do cặn của sỏi; hay do dưỡng chấp đã không còn mấy khó khăn.

Tuy nhiên việc giải quyết nguyên nhân khi tiểu ra mủ đã được xác định cũng có nhiều thuận lợi nhưng cũng phải tùy điều kiện và trình độ chuyên môn của từng cơ sở y tế.

Tiểu ra mủ phải làm sao
Chọn một cơ sở y tế uy tín để kiểm tra ngay khi thấy dấu hiệu tiểu ra mủ

Để khắc phục tình trạng tiểu ra mủ cần phải dựa vào nguyên nhân, tình trạng bệnh lý cụ thể và tình hình sức khỏe của từng người bệnh mà các bác sỹ sẽ có chỉ định phù hợp và hiệu quả.

Trong phác đồ điều trị các bệnh lý gây là nguyên nhân gây tiểu ra mủ, người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc Tây y để loại bỏ tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên những tác nhân này có thể kháng thuốc, nhờn thuốc khiến bệnh dễ tái phát trở lại nếu người bệnh không tuân thủ đúng những nguyên tắc điều trị của bác sĩ.

Do đó, các biện pháp sử dụng Tây y kết hợp song song với thảo dược tự nhiên luôn được coi trọng vì sự an toàn và hiệu quả điều trị khá tốt cho bệnh nhân.

Dược sĩ Ngọc Mai

5/5 - (1 bình chọn)

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *