Trẻ bị táo bón lâu ngày và những ảnh hưởng nghiêm trọng

Bị táo bón lâu ngày nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều ảnh hướng xấu đến sức khỏe của bé như biếng ăn, còi cọc, chậm lớn, suy dinh dưỡng….Cùng với đó những chất độc trong phân không được thải ra ngoài có thể bị hấp thu trở lại máu gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe.

Trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ gây ra những hậu quả nguy hiểm đối với sự phát triển của trẻ
Trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ gây ra những hậu quả nguy hiểm đối với sự phát triển của trẻ

Trẻ bị táo bón

Táo bón có thể xảy ra ở tất cả trẻ nhỏ từ sơ sinh đến khi lớn hơn. Và đôi khi mẹ cũng chưa phân biệt hay đánh giá được tình trạng táo bón của trẻ.

Trẻ bị táo bón khi nào?

  • Dưới 6 tháng tuổi: Táo bón ở trẻ sơ sinh, trẻ bú mẹ bị táo bón rất hiếm gặp bởi sữa mẹ rất dễ tiêu và thân thiện với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Còn đối với những trẻ bú sữa ngoài hoặc bú sữa ngoài xen kẽ sữa mẹ sẽ dề bị táo bón hơn do mẹ pha sữa cho bé không đúng tỉ lệ, ít nước quá hay do bản thân thành phần trong sữa.
  • Trên 6 tháng đến dưới 1 tuổi: Bé không được vận động nhiều, hay được bế trên tay, 3 tháng chưa lẫy, 6 tháng chưa ngồi, 7 tháng chưa bò, 9 tháng đến 12 tháng chưa tập đứng tập đi cũng là những yếu tố khiến trẻ bị táo bón.
  • Từ 1-2 tuổi: Trẻ ăn dặm bị táo bón hoặc các trẻ từ 1 – 2 tuổi rất hay bị táo bón thường xuyên, mãn tính, kéo dài liên tục do tuổi này bé đã bắt đầu ăn cơm nát, cơm hạt, ít uống sữa vì thế mẹ có thể thiếu chú trọng trong việc bổ sung nước, chất xơ cho trẻ.

    Mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn để tránh táo bị táo bón
    Mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn để tránh táo bị táo bón
  • Táo bón do thói quen tâm lý: Gặp nhiều ở trẻ 1 tuổi, lớn hơn 2 tuổi do cảm giác không muốn đi ngoài tại trường, sợ đi ngoài hoặc mải chơi không đi ngoài, lâu ngày trẻ bị táo bón, phân đóng cục, mỗi lần đi phải rặn và đau hậu môn khiến trẻ lại càng sợ phải đi ngoài.
  • Một số trẻ bị táo bón sau khi trẻ bị tiêu chảy thì đây là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ em gặp ở tất cả các độ tuổi của trẻ từ 6 tháng, 7, 8, 9, 10, 11, 17 tháng đến 1, 2, 3, 4, 5, 6 tuổi.

Trẻ bị táo bón như thế nào?

Trẻ đi ngoài mỗi ngày được coi là có hệ tiêu hóa hoàn toàn khỏe mạnh. Táo bón là tình trạng trẻ đi ngoài ít hơn bình thường kèm theo cảm giác đau, khó khăn khi đi vệ sinh do phân rắn hoặc quá to. Trẻ được xem là táo bón khi tần suất đi ngoài như sau:

  • Bé sơ sinh đi ngoài dưới 2 lần/ngày.
  • Bé bú mẹ hoặc bú bình đi ngoài dưới 3 lần/tuần.
  • Trẻ lớn đi ngoài dưới 2 lần/tuần.

Trường hợp trẻ bị táo bón lâu ngày, sẽ đi ngoài ra máu do phân cứng, to làm rách, nứt hậu môn trẻ.

Biểu hiện của trẻ bị táo bón

  • Khi trẻ bị táo bón, phân thường cứng, tròn nhỏ giống như viên bi.
  • đi ngoài ít hơn so với bình thường đồng thời có biểu hiện khó khăn, đau, phải rặn khi đi ngoài.

    Táo bón gây đầy hơi, khó tiêu và đau bụng cho trẻ
    Táo bón gây đầy hơi, khó tiêu và đau bụng cho trẻ
  • Kèm theo hiện tượng táo bón là trẻ bị đầy bụngđau bụng, trẻ biếng ăn, ăn không tăng cân.
  • Táo bón có thể kéo dài trong vài ngày hoặc thậm chí vài tuần, vài tháng. Trẻ bị táo bón kéo dài thường cáu bẳn, khó tính, quấy khóc

Ảnh hưởng của tình trạng táo bón kéo dài đối với sự phát triển của trẻ

Táo bón sẽ gây đầy hơi, chướng bụngăn không tiêu, làm trẻ chán ăn, lười ăn, quấy khóc, chậm tăng cân.

Khi táo bón thì thời gian phân lưu trữ ở đại tràng tăng lên. Điều này làm thay đổi PH của đại tràng và tiêu diệt đi một lượng đáng kể vi khuẩn có ích. Do đó, hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng và hoạt động của hệ tiêu hóa cũng kém đi.

Vì vậy, táo bón nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một chuỗi các ảnh hướng xấu đến sức khỏe của trẻ như khó tiêu, nôn trớ, biếng ăn, chậm lớn rồi nặng hơn là còi xương và suy dinh dưỡng.Thêm vào đó, hoạt động tiêu hóa kém do táo bón kéo dài làm trẻ thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng, gây tác động tiêu cực đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Ở trẻ bị táo bón thường xuyên, kéo dài và mãn tính trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu do phân cứng làm rách, nứt hậu môn. Nếu bé không được chăm sóc kĩ lưỡng thì sẽ rất dễ bị nhiễm trùng, gây đau đớn cho trẻ. Điều này dẫn đến tâm lý sợ đi ngoài, kéo dài trẻ sẽ càng bị táo bón nặng hơn.

Trẻ bị táo bón lâu ngày mẹ cần làm gì để khắc phục?

Để khắc phục tình trạng táo bón kéo dài lâu ngày ở trẻ mẹ cần có kế hoạch chăm sóc trẻ tỉ mẩn để cải thiện từ việc ăn uống, sinh hoạt của trẻ. Vậy trẻ bị táo bón nên ăn gì?

  • Cần bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ giúp làm mềm phân, tăng thể tích phân, giúp trẻ đi ngoài dễ dàng.

    Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ dễ tiêu vào thực đơn của trẻ bị táo bón
    Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ dễ tiêu vào thực đơn của trẻ bị táo bón
  • Cung cấp lượng nước đủ cho trẻ hàng ngày theo từng độ tuổi: Với trẻ sơ sinh (6 tháng tuổi trở xuống) bú mẹ đúng cách là một biện pháp giúp trẻ không bị táo bón. Trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi cần 300ml/ngày, trẻ lớn hơn 3 – 6 tuổi là 1 – 1,5 lít/ngày và cho trẻ uống theo nhu cầu.
  • Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh hàng ngày, ngồi bô, ngồi nhà vệ sinh.
  • Thay đổi sữa đang dùng cho bé bằng những loại chứa nhiều chất xơ tự nhiên chống táo bón.
  • Tập thể dục: Hãy cho bé tập đều đặn các bài tập phù hợp với bé, tập thể dục đều đặn cũng giúp cho vận động ruột trơn tru và hiệu quả hơn. Hay một số cách xoa bụng cho bé bị táo bón khá hiệu nghiệm mẹ có thể tìm hiểu và áp dụng.

Nếu trẻ bị táo bón sau tiêu chảy và tình trạng này diễn ra thường xuyên thì có thể trẻ đã bị rối loạn tiêu hóa. Mẹ cần đưa bé đi khám để xác định nguyên nhân và có biện pháp giải quyết tình trạng kịp thời trước khi nó phát sinh những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ.

Với những trẻ bị táo bón kéo dài, lâu ngày có thể phải sử dụng đến các thuốc táo bón để thụt rửa phân ra ngoài. Cần sự tham khảo sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.

Dược sĩ Như Quỳnh

5/5 - (1 bình chọn)

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *