Đầy bụng khó tiêu, nôn trớ là hiện tượng có thể gặp ở bất kì trẻ nào, đặc biệt là giai đoạn trẻ dưới 1 tuổi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ mọi mặt hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu, nôn trớ ở trẻ, từ đó tìm ra cách giải quyết phù hợp nhất
Triệu chứng đầy bụng nôn trớ, khó tiêu ở trẻ
Mẹ có thể nhận biết dấu hiệu đầy bụng của trẻ bằng cách quan sát thấy bụng bé căng chướng, sờ thấy hơi cứng và khi vỗ nhẽ thấy phát ra âm thanh như tiếng trống. Trẻ bị đầy hơi chướng bụng thường đi kèm với ăn không tiêu, xì hơi nhiều. Ngoài ra, trẻ còn có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác như trẻ bị tiêu chảy, nôn trớ liên tục. Nếu tình trạng trên tiếp tục kéo dài thì sẽ khiến trẻ mất nước và điện giải nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Vì sao trẻ bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu?
Trẻ bị đầy bụng khó tiêu chủ yếu do các nguyên nhân từ hệ tiêu hóa.
- Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là giai đoạn dưới 1 tuổi thì hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non nớt và chưa hoàn thiện, hệ men tiêu hóa và lợi khuẩn đường ruột còn thiếu hụt nên dễ bị rối loạn tiêu hóa.
- Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột hoặc mất cân bằng hệ vi sinh trong hệ tiêu hóa dẫn đến tình trạng trẻ bị đầy hơi tiêu chảy, nôn trớ.
- Hội chứng trào ngược dạ dày căn bệnh này khiến bé thường xuyên ợ hơi, đầy bụng khó tiêu.
- Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là rối loạn đại tiện (đi tiêu không đếu đặn, lúc Trẻ bị táo bón, lúc lại bị tiêu chảy), đau bụng, đầy hơi khó tiêu.
- Một số bệnh tiêu hóa khác: viêm ruột thừa, lồng ruột cũng có thể gây nên tình trạng đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân không phải bệnh lý khác có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị đầy bụng khó tiêu, nôn trớ như:
- Khẩu phần ăn của trẻ không phù hợp: do mẹ cho bé ăn những loại thức ăn cứng rắn hoặc khó tiêu, nhiều dầu mỡ,…
- Cách ăn của trẻ còn chưa khoa học: một số trường hợp mẹ cho con ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa hay ăn quá lâu, ăn không đúng giờ sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng bé ăn không tiêu, nôn trớ.
Cách chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhỏ
Đầy hơi chướng bụng kéo dài không những làm trẻ mệt mỏi, khó chịu hay quấy khóc hơn mà còn ảnh hưởng đến sự hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, trẻ chậm tăng cân và thậm trí là suy dinh dưỡng. Để chấm dứt tình trạng này thì ngoài việc dùng thuốc chữa trị thì mẹ có thể tham khảo một số phương pháp trị liệu như sau:
Mẹo và các phương pháp dân gian chữa đầy bụng cho trẻ
- Massage chữa đầy hơi khó tiêu cho bé: mẹ dùng ngón tay ấn nhẹ lên vùng bụng của con và nhẹ nhàng xoay theo chiều kim đồng hồ, việc này sẽ làm tăng nhu động ruột, giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn.
- Bấm huyệt: mẹ có thể xoa vùng hạ tiêu, thượng tiêu hoặc trung tiêu của bé bằng cách úp 2 tay lại với nhau và xoa tròn từ 10 đến 20 lần, lưu ý là khi thực hiện, mẹ nên cho bé nằm hơi chống chân để dễ thực hiện. Thực hiện điều này mỗi ngày sẽ khắc phục được tình trạng hấp thu kém của trẻ.
- Chườm nóng: Bằng cách đặt túi chườm lên phần bụng hoặc vị trí cạnh sườn của bé.
- Sử dụng tỏi: Một cách giảm nhanh tình trạng khó chịu do đầy hơi đó là nướng chín vài nhánh tỏi, bọc lại bằng một miếng vải và đặt lên phần rốn của bé. Tỏi có tính cay nóng mạnh nên dễ dàng tác động và làm giảm lượng khí thừa trong bụng bé.
Trẻ ăn không tiêu uống thuốc gì?
- Men tiêu hóa: Sẽ rất hiệu quả trong trường hợp bé bị đầy bụng nôn trớ do loạn khuẩn đường ruột, hỗ trợ và tăng cường hệ enzym tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Thuốc giảm tiết acid, chống đầy hơi (Smecta, Maalox,…): Giúp giảm bớt khí thừa trong dạ dày, làm giảm triệu chứng đầy bụng nhanh chóng.
- Thuốc điều hòa co bóp dạ dày: Metoclopramid hydroclorid, domperidon,..
- Sản phẩm hỗ trợ bảo vệ đường tiêu hóa chứa ImmunegamaZ: ImmunegamaZ là nguyên liệu để tái tạo các tế bào biểu mô trong thành ruột giúp hệ tiêu hóa tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả. Từ đó, thuốc giúp hạn chế và ngăn ngừa tình trạng khó tiêu nôn trớ của bé, cho bé một hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Bằng việc nhận biết hiện tượng đầy bụng khó tiêu nôn trớ của trẻ một cách đúng đắn sẽ giúp ích cho cha mẹ rất nhiều trong việc điều trị tận gốc triệu chứng này, tránh để lâu dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con.