Đi tiểu buốt tiểu rắt là hiện tượng người bệnh luôn có cảm giác muốn đi tiểu, đồng thời có cảm giác đau ở vùng bụng dưới và đau buốt như có kim châm mỗi khi đi tiểu. Khiến người bệnh không dám tiểu mạnh, nước tiểu thường chỉ nhỏ giọt, ngắt quãng. Ngoài ra người bệnh còn thấy nước tiểu đục có mùi khai nồng hoặc kèm theo tiểu rắt, luôn trong tình trạng buồn tiểu, đôi khi đi tiểu buốt ra máu.
Nguyên nhân đi tiểu rát buốt
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đái rát buốt ở phụ nữ và nam giới, có nguyên nhân là bệnh lý, cũng có nguyên nhân là sinh lý.
Tiểu buốt rát do nguyên nhân sinh lý
- Ảnh hưởng tâm lý: áp lực công việc, stress trong cuộc sống
- Chế độ dinh dưỡng: sử dụng nhiều loại thực phẩm cay nóng, bia rượu, cà phê khi đói hoặc uống quá mức cần thiết
- Sinh hoạt tình dục quá sức khiến cho âm dương mất cân bằng, dương khí trong người bị hạ hãm, kéo vào thành bàng quang khiến cho ống dẫn tiểu nhỏ lại, đi tiểu đau, có khi tiểu buốt sau quan hệ, đau buốt lên tận óc.
- Bị chấn thường khu vực vùng kín: chấn thương vùng bìu, tinh hoàn, dương vật ở nam giới, âm đạo ở nữ giới…
Đi tiểu buốt do các nguyên nhân bệnh lý
Triệu chứng tiểu buốt tiểu nhiều lần ở nữ giới
Các bệnh phụ khoa thường gặp như: Viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu, viêm phần phụ… là nguyên nhân tiểu buốt (chiếm tỷ lệ cao) ở phái nữ. Các bệnh lý này thường có biểu hiện triệu chứng như: Ra nhiều khí hư, khí hư có màu sắc bất thường và mùi hôi khó chịu. Ngứa rát ở bộ phận sinh dục. Đau khi quan hệ tình dục. Tiểu buốt ra mủ, tiểu rắt, tiểu khó có thể lẫn máu
Tiểu buốt ở nữ giới có thể là biểu hiện bệnh u nang buổng trứng, u xơ tử cung, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng…- những bệnh có thể gặp ở phụ nữ. Triệu chứng tiểu buốt thường gặp gồm: Tiểu buốt, nóng rát, ngứa ngáy khó chịu. Tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày. Nước tiểu đục, mùi khai nồng, có thể lẫn máu
Nếu thấy các triệu chứng này, người bệnh cần phải thăm khám để được chẩn đoán chính xác bệnh lý có thể mắc phải.
Ảnh hưởng lớn nhất mà bệnh nữ giới đó chính là khả năng sinh con của người bệnh. Các bệnh lý ung thư nếu phát hiện muộn, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Hiện tượng tiểu buốt tiểu rát ở Nam giới
- Các bệnh nam khoa, phổ biến như: viêm niệu đạo, viêm bàng quang, các bệnh lý ở tinh hoàn, mào tinh hoàn (viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh…) đều là một trong những nguyên nhân tiểu buốt ở nam giới. Ngoài ra, tùy từng bệnh lý mà có những triệu chứng biểu hiện khác nhau. Những dấu hiệu chung khác dễ nhận thấy như: Tinh hoàn hay mào tinh hoàn bị sưng đỏ, bìu sưng đỏ, đau. Có dịch chảy ra từ dương vật. Thường xuyên đi tiểu, đau bụng dưới hoặc đau lưng.
Nam giới nếu chủ quan xem nhẹ nguyên nhân gây tiểu buốt này, biến chứng của các bệnh phụ khoa, nam khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cả hai giới. Trong đó phải kể đến chứng vô sinh, hiếm muộn, sinh lý yếu…
- Bệnh tại tiền liệt tuyến như: Đây là những bệnh thường gặp ở nam giới ở độ tuổi trung niên, thường xảy ra do vi khuẩn, nấm candida xâm nhập gây viêm nhiễm, rối loạn hệ miễn dịch hoặc bị các tác nhân khác ngoài vi khuẩn gây nên như sỏi tiết niệu, xung huyết tuyến tiền liệt…Các triệu chứng bệnh viêm tuyến tiền liệt và u xơ tiền liệt tuyến (phì đại tuyến tiền liệt) thường gặp là: tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu lắt nhắt nhiều lần, tiểu không thành dòng mà nhỏ xuống dưới chân, đau bụng dưới, đau lưng. Giảm ham muốn nhu cầu tình dục. Mệt mỏi, sốt, hay ớn lạnh. Đau ở dương vật, tinh hoạt, đau ở giữa dương vật và trực tràng.
Tiểu buốt, gắt, buồn tiểu liên tục phải làm sao?
Khi nhận thấy bản thân có hiện tượng đi đái buốt, tiểu đau, tiểu gắt cần phải xem xét kỹ các nguyên nhân khách quan từ tâm lý, chế độ dinh dưỡng hay sinh hoạt tình dục của bản thân. Cùng với các triệu chứng đi kèm để sơ bộ xác định bệnh lý mắc phải.
Sau khi đã khám, xác định đúng bệnh, bạn nên tuân thủ theo đúng liệu trình điều trị của bác sĩ. Thực hiện tái khám đầy đủ để tránh các trường hợp bệnh chuyển thành mạn tính.
Để giảm nguy cơ mắc bệnh, người bệnh nên thực hiện một số biện pháp dưới đây:
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
- Chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ, luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ
- Quan hệ tình dục an toàn
Nói chung, chúng ta nên đi khám sớm khi có dấu hiệu tiểu buốt, tiểu rắt hoặc khi thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Để kịp thời phát hiện bệnh và sớm có cách hỗ trợ điều trị tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe về lâu dài.
Dược sĩ Như Quỳnh