Nguyên nhân ho, thở khò khè và biện pháp khắc phục

Ho là một phản xạ tích cực của cơ thể giúp loại bỏ các chất kích thích, dị vật, chất nhầy ở đường hô hấp. Tuy nhiên, khi ho kèm theo triệu chứng thở khò khè thì có thể đó là biểu hiện của một số bệnh nhất định. Vậy nguyên nhân ho, thở khò khè và biện pháp khắc phục như thế nào?

Nguyên nhân trẻ ho có đờm
Nguyên nhân trẻ ho có đờm

Nguyên nhân ho thở khò khè

Thở khò khè có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nguyên nhân gây ra triệu chứng bé bị khò khè này chủ yếu là do các bệnh ở hệ hô hấp, một số trường hợp ít hơn là biểu hiện mắc kèm của các bệnh ngoài đường hô hấp.

Viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng viêm lớp niêm mạc các ống phế quản chủ yếu gây ra các triệu chứng khó thở, thở khò khè và ho ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Ngoài ra, người bệnh còn có một số triệu chứng kèm theo như tạo đờm trắng hoặc xanh, tức ngực, sốt và ớn lạnh.

Có 2 loại viêm phế quản thường gặp là viêm phế quản mạn tính và viêm phế quản cấp tính. Viêm phế quản cấp tính thường phát triển từ nhiễm trùng đường hô hấp hoặc do bị cảm lạnh. Trẻ nhỏ thường mắc viêm phế quản cấp với biểu hiện trẻ ho có đờm sổ mũi và thở khò khè.

Viêm phế quản mãn tính là tình trạng nghiêm trọng hơn khi lớp niêm mạc ống phế quản thường xuyên bị kích thích, sưng viêm kéo dài, thường là do hút thuốc lá, làm việc lâu dài trong môi trường ô nhiễm. Viêm phế quản mạn tính thường gặp ở người lớn nhiều hơn, làm người bênh bị ho dai dẳng kéo dài hàng tuần, tắc nghẽn đường thở..

Ho đờm do viêm phế quản ở người lớn
Ho đờm do viêm phế quản ở người lớn

Viêm phổi

Nguyên nhân gây viêm phổi thường do vi khuẩn, vi rút, nấm gây ra. Bệnh thường xảy ra ở người già, trẻ suy dinh dưỡng hay những người đã mắc các bệnh liên quan đến hô hấp trước đó như viêm phế quản, hen suyễn,…Các triệu chứng viêm phổi ở trẻ là thở khò khè và ho, sốt cao. Tuy nhiên việc tiêm phòng và điều trị tích cực sẽ giúp bệnh nhân mau chóng khỏi bệnh.

Hen suyễn, hen phế quản

Dấu hiệu của hen suyễn và hen phế quản là những đợt thở rít, nghẹt lồng ngực và ho tái diễn. Đây là bệnh viêm mạn tính đường thở có tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ em khá cao với triệu chứng bé bị khò khè, thở khò khè về đêm. Nguyên nhân gây bệnh có thể do yếu tố di truyền hoặc do người bệnh tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên gây bệnh.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

Đặc trưng là sự hạn chế lưu lượng khí thở không hồi phục hoàn toàn, thường tiến triển nặng dần kèm theo những đáp ứng viêm bất thường của phổi gây ra những triệu chứng của COPD nổi bật là khạc đờm và khó thở, thở khò khè. Cơn khó thở khởi phát âm thầm khi gắng sức kèm theo thở rít và đau ngực. Đây là bệnh rất phổ biến ở những người hút thuốc lá lâu năm.

Các bệnh ngoài đường hô hấp khác:

Một số bệnh ngoài hệ hô hấp cũng có thể gây nên những cơn thở khò khè và ho như:

  • Các bệnh mạn tính liên quan đến gan và thận.
  • Bệnh tim mạch ví dụ suy tim hay các bệnh về mạch vành.
  • Các bệnh liên quan đến hệ thần kinh như chấn thương sọ não, u não, tai biến mạch máu não.

Biện pháp khắc phục ho khò khè khó thở

Tùy thuộc vào bệnh mắc phải và độ tuổi của người bệnh mà có biện pháp khắc phục sao cho phù hợp.

  • Đối với trẻ nhỏ, việc giữ ấm cho bé là rất quan trọng vì hệ hô hấp của bé rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương dẫn đến các bệnh kể trên. Giữ bé tránh xa các tác nhân gây kích thích đường thở như khói thuốc, bụi bẩn, lông động vật,…để tránh làm nặng thêm tình trạng bé thở khò khè và ho. Các cách trị đờm cho bé cũng sẽ giúp đường thở của bé được thông thoáng, bớt khò khè.
Trẻ bị ho đờm khò khè
Trẻ bị ho đờm khò khè

Cho trẻ ăn thức ăn mềm lỏng, dễ nuốt, chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn thường ngày để bé có sức đề kháng khỏe mạnh.

  • Đối với người lớn, ngoài việc tuân thủ các biện pháp trên thì có thể áp dụng một số cách như uống nhiều nước ấm sẽ giúp làm loãng đờm, giảm sự tắc nghẽn lồng ngực do những cơn khó thở gây ra, hay uống mật ong giúp giảm sưng viêm cổ họng do mật ong có đặc tính làm dịu và kháng viêm rất tốt.

Trên đây là một số bệnh giúp lý giải nguyên nhân ho, thở khò khè và biện pháp khắc phục. Khi gặp tình trạng trên, tốt nhất là người bệnh nên điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt để tránh bệnh nặng thêm và gây ra biến chứng nguy hiểm khác.

Dược sĩ Ngọc Mai

Nguyên nhân ho, thở khò khè và biện pháp khắc phục
5 (100%) 1 vote

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *