Site icon Bệnh gì

Trẻ bị ho có đờm và sổ mũi phải làm sao?

Tình trạng trẻ bị ho có đờm, hắt hơi, sổ mũi không chỉ gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ mà còn khiến trẻ khó chịu, thường xuyên quấy khóc, mệt mỏi, lười ăn,… khiến nhiều bậc cha mẹ hoang mang và lo lắng. Thông tin dưới đây hy vọng sẽ giúp ích được cha mẹ phần nào.

Ho có đờm và sổ mũi khiến trẻ rất khó chịu, mệt mỏi

Trẻ ho có đờm và sổ mũi là triệu chứng của bệnh gì?

Ho, sổ mũi là phản ứng của cơ thể trước sự tấn công của các tác nhân bên ngoài và những loại virus, vi khuẩn gây bệnh khác nhau. Ho có rất nhiều loại nhưng được chia thành hai loại chính là ho khan – thường gặp khi bị viêm mũi họng và ho có đờm – dấu hiệu thường thấy của bệnh nhiễm trùng thanh khí quản.

Khi trẻ bị ho có đờm kèm theo sổ mũi kéo dài khiến trẻ rất khó chịu, thở khó, đau rát họng nên trẻ biếng ăn và luôn uể oải, mệt mỏi.

Ho có đờm, sổ mũi ở trẻ em thường do các nguyên nhân sau:

Làm gì để trẻ hết ho có đờm và sổ mũi

Ho có đờm và sổ mũi nếu không được chữa trị kịp thời sẽ tiến triển thành các bệnh rất nguy hiểm. Vậy mẹ nên làm gì khi trẻ gặp các hiện tượng này?

Trẻ bị ho có đờm và sổ mũi thì uống thuốc gì?

Nhiều mẹ cứ thấy trẻ ho có đờm sổ mũi là liền tìm đến các loại thuốc kháng sinh, thuốc tiêu đờm và thuốc trị ho. Sự kết hợp thuốc bừa bãi lại không tìm hiểu đúng nguyên nhân gây bệnh để điều trị sẽ làm cho bệnh không những không dứt mà tình trạng bệnh còn trở nên trầm trọng hơn.

Khi kết hợp thuốc tiêu đờm cho bé (như acetylcysstein) với thuốc chống dị ứng (loratadin, chlopheniramin,..) sẽ làm khô và ứ đọng đờm lại, khiến trẻ ho càng kéo dài hơn. Hay khi sử dụng thuốc tiêu đờm kết hợp với thuốc ức chế ho sẽ làm loãng đờm nhưng phản xạ ho của trẻ bị ức chế nên trẻ không thể khạc đờm ra được mà đờm cứ bị ứ đọng ở cổ.

Rồi một số mẹ lại cho trẻ uống kháng sinh mỗi khi bị trẻ bị ho có đờm và sổ mũi mà quên mất một điều “Kháng sinh chỉ được sử dụng khi bị nhiễm khuẩn” “Sử dụng kháng sinh cần có sự kê đơn của bác sĩ”.

Ngoài ra, rất nhiều thuốc không được sử dụng ở trẻ em do tác dụng phụ của nó và mỗi một độ tuổi của trẻ lại có những chống chỉ định riêng.

Tốt nhất ba mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu trẻ bị ho có đờm vá ổ mũi

Vì vậy, một lời khuyên tốt nhất cho ba mẹ là cùng trẻ đi gặp bác sĩ sớm nhất khi bé bị ho có đờm, sổ mũi để được chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị đúng cách.

Với những trường hợp trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm thông thường thì sử dụng những bài thuốc dân gian sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt. Đơn giản nhất là mẹ có thể nấu cháo hành cho trẻ hay sử dụng các gia vị có tác dụng chữa ho rất hiệu quả như húng chanh, bách bộ, núc nác, cỏ xạ hương, tỳ bà diệp,…Mật ong với đặc tính chống kháng khuẩn, giúp long đờm và làm dịu cổ họng cũng rất được lòng các mẹ trong điều trị ho đờm cho trẻ. Mật ong pha nước ấm để uống mỗi ngày hoặc ngậm nguyên 1 thìa cà phê mật ong khiến trẻ khá thích thú bởi vị ngọt của nó.

Các yếu tố cần kết hợp trong khi điều trị để trẻ hết đờm, ho, sổ mũi nhanh

Ngoài việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị ho có đờm, sổ mũi cho trẻ, các mẹ nên chú ý thực hiện một số điều sau để đứa trẻ của bạn được nhanh khỏe mạnh hơn:

Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp cha mẹ nắm được nguyên nhân trẻ bị sổ mũi ho có đờm, để từ đó có những phương pháp điều trị đúng đắn và hiệu quả.

Dược sĩ Như Quỳnh

4.2/5 - (5 bình chọn)
Exit mobile version