Các vị trí đau bụng điển hình gợi ý bệnh lý mắc phải

Đau bụng là hiện tượng phổ biến, hầu như ai cũng gặp phải với những biểu hiện như đau bụng dưới, đau bụng trên rốn, đau bụng ngang rốn, đau âm ỉ, dữ dội… Cùng tìm hiểu những bệnh lý liên quan đến từng triệu chứng đau bụng thông qua nội dung được chia sẻ dưới đây.

Mỗi vị trí đau bụng sẽ đặc trưng cho các bệnh lý khác nhau
Mỗi vị trí đau bụng sẽ đặc trưng cho các bệnh lý khác nhau

Đau bụng là triệu chứng của bệnh gì

Đau bụng dưới

Bụng dưới là vùng bụng ở dưới rốn, chứa phần lớn các cơ quan của hệ tiêu hóa (đại tràng, trực tràng, ruột thừa) bộ phận sinh dục nữ (tử cung, buồng trứng,..) và niệu đạo.  Đau bụng dưới có thể do các nguyên nhân bệnh lý gặp ở các cơ quan này như:

  • Viêm ruột thừa: Đau bụng dưới bên trái âm ỉ đến đau nhói, đau quặn và đau dữ dội thì bạn phải nghĩ ngay đến viêm ruột thừa bởi đây là vị trí hầu hết túi thừa phát triển. Ngoài ra, bệnh nhân viêm ruột thừa còn có thêm triệu chứng sốt, buồn nôn, nôn, táo bón… Đây là tình trạng nguy hiểm không được cấp cứu kịp thời sẽ gây nhiễm trùng ổ bụng và tử vong. Một số rất ít trường hợp viêm ruột thừa gây đau vùng bụng dưới bên phải.
  • Nóng trong, táo bón nặng: Hai nguyên nhân này cũng có thể ra gây đau bụng dưới bên phải, đôi khi ở bên trái và biểu hiện thường là đau quặn, ẩm ỉ kèm đầy bụng.
  • Viêm ruột mạn tính – Crohn: Bệnh nhân đau bụng dưới từng cơn và kèm theo sụt cân, chán ăn, tiêu chảy và phân có máu.
  • Thoát vị bẹn nghẹt: Khi phân ruột bị kẹt trong túi thoát vị , bị thiếu máu nuôi dưỡng sẽ gây ra từng cơn đau thắt.
  • Sỏi tiết niệu, sỏi thận: Cũng sẽ gây đau vùng bụng dưới, đau âm ỉ, đôi lúc đau quặn lên, đau thắt lưng kèm theo triệu chứng đi tiểu rát buốt, tiểu nhiều và tiểu ra máu.

    Đau bụng dưới cũng có thể là triệu chứng của bệnh sỏi thận
    Đau bụng dưới quặn từng cơn, đau dữ dội cũng có thể là triệu chứng của bệnh sỏi thận
  • Vấn đề ở cơ quan sinh sản nữ: Những cơn đau bụng dưới âm ỉ thường là dấu hiệu của u nang buồng trứng, dấu hiệu của bệnh u xơ tử cung hay trong sảy thai, lạc nội mạc tử cung, viêm buồng trứng ở nữ giới. Ngoài ra, phải gánh chịu những đau bụng kinh hàng tháng đã trở nên quen thuộc với nhiều chị em.
  • Bệnh ở cơ quan sinh sản nam giới: Như viêm tiền liệt tuyến, xoắn tinh hoàn, viếm túi tinh cũng có thêt gây ra đau bụng dưới.

Đau bụng ngang rốn

Đau bụng ngang rốn thường do các bệnh của hệ tiêu hóa gây ra như:

Hội chứng ruột kích thích – IBSLà hội chứng rối loạn ở ruột già, gây đau bụng xung quanh rốn dai dẳng kèm theo táo bón hoặc tiêu chảy

Viêm đại tràng: Bệnh thường nhẫm lẫn với hội chứng ruột kích thích do cùng gây ra rối loạn trên hoạt động của đại tràng. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau bụng dọc theo khung đại tràng, đau ngang rốn bên trái, bên phải, quặn lên từng cơn; mót rặn và đau giảm khi đi ngoài được.

Ngộ độc hay tiêu chảy cấp: Khi đó, bụng sẽ đau đột ngột, dữ dội, đau quặn lên kèm thêm tiêu chảy, mót rặn để đào thải độc tố ra ngoài.

Đau bụng trên rốn, vùng ức

Phần bụng trên rốn, vùng ức là vị trí của các cơ quan như gan, mật, dạ dày, tụy… Đau bụng ở vị trí này có thể do một số nguyên nhân như:

  • Viêm loét dạ dày, tá tràng: Đau bụng ở vị trí trên rốn dưới ức, vùng thượng vị là gợi ý chẩn đoán viêm loét dạ dày, tá tràng. Đau khi đói là do viêm tá tràng, viêm dạ dày sẽ đau cả khi đói và no. Đau sẽ theo chu kì, đau âm ỉ và đau tức rất khó chịu kèm theo đó là rối loạn tiêu hóa, chán ăn.

    Đau bụng trên rốn, vùng ức chủ yếu là triệu chứng của viêm loét dạ dày
    Đau bụng trên rốn, vùng ức chủ yếu là triệu chứng của viêm loét dạ dày
  • Các bệnh gan: Đau bụng trên rốn bên trái, bên phải thường liên quan đến các vấn đề tại gan như viêm gan, ung thư gan…; tụy như viêm tụy cấp,…; viêm túi mật, sỏi mật.

Chẩn đoán triệu chứng đau bụng bằng cách nào?

Đau bụng đôi khi có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm như viêm ruột thừa cấp, viêm tụy cấp,…Do đó, khi gặp bất cứ triệu chứng đau bụng nào, bạn hãy đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị đúng cách, tránh tiến triển bệnh thêm nặng hơn. Bác sĩ có thể chẩn đoán cho bạn thông qua nhưng phương pháp sau:

  • Khám lâm sàng: sờ, ấn vùng đau, hỏi người bệnh các biểu hiện cụ thể
  • Chỉ định siêu âm để có căn cứ cho các chẩn đoán
  • Chụp xquang
  • Xét nghiệm: máu, nước tiểu…

Khám đau bụng ở đâu?

Khi nào bạn cần đi khám?

Mặc dù phần lớn dấu hiệu đau bụng không trầm trọng đến mức nguy hiểm, tuy nhiên một số triệu chứng có thể báo hiệu bệnh nặng. Nhưng thường thì không thể chẩn đoán nguyên nhân đau bụng chính xác dựa theo triệu chứng hoặc vị trí đau. Bạn cần đến bệnh viện nếu thấy:

  • Đau nặng, tái phát hoặc kéo dài.
  • Đau ngày càng tăng.
  • Đau kèm theo đau đầu chóng mặt, thở gấp, nôn hoặc sốt caoxuất huyết.
  • Không thể đi tiêu (hơn 2 ngày), đặc biệt nếu bạn kèm theo nôn.
  • Đi tiểu thường xuyên đau.
  • Bụng nhạy cảm, đau khi sờ.
  • Đau do chấn thương vùng bụng.
  • Đau kéo dài hơn vài giờ.

Những triệu chứng trên đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó, mà các cơn đau cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nhất là đối với trẻ nhỏ khi đau bụng không biết nói nên rất khó chẩn đoán và xác định vị trí đau vì vậy việc đưa trẻ đến luôn bênh viên là hết sức cần thiết.

Cần đưa trẻ đi khám ngay nếu trẻ có dấu hiệu đau bụng
Cần đưa trẻ đi khám ngay nếu trẻ có dấu hiệu đau bụng

Một số triệu chứng khác ngoài đau bụng bạn nên đi cấp cứu ngay:

  • Nôn ra máu.
  • Đi tiêu phân lẫn máu hoặc phân đen.
  • Khó thở.
  • Các cơn đau xảy ra trong thai kỳ.

Bạn có thể khám ở đâu?

Bạn có thể đến các bệnh viện lớn hoặc các phòng khám đa khoa uy tín gần khu vực mình sinh sống để kiểm tra khi bản thân có những dấu hiệu, triệu chứng đau bụng kéo dài mà không rõ nguyên nhân.

Trên đây là một số bệnh mà bạn có thể gặp phải khi bị đau bụng. Dù đau ở mức độ và vị trí như thế nào thì bạn cũng không nên chủ quan bởi có thể đó là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, hãy luôn chăm sóc cơ thể mình thật tốt bằng việc kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế.

Dược sĩ Như Quỳnh

Các vị trí đau bụng điển hình gợi ý bệnh lý mắc phải
4.5 (90%) 2 votes

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *