Site icon Bệnh gì

Tìm hiểu về bệnh đái dầm, tiểu són

Đái dầm, tiểu són tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hằng ngày. Và vì tế nhị, mà một số người bệnh còn không chịu đi khám khiến cho bệnh không được chữa trị đúng cách khi mới ở giai đoạn nhẹ.

Bệnh đái dầm, tiểu són

Tiểu són, đái dầm là gì?

Són tiểu (đái dầm) hay tiểu không kiểm soát là tình trạng nước tiểu thoát ra ngoài ý muốn. Do một rối loạn chức năng bàng quang (bàng quang tăng hoạt). Tình trạng này khiến cho người bệnh mắc tiểu rất cấp bách, rất khó khăn để kiềm giữ được nước tiểu.

Hầu hết mọi người bị rò rỉ nước tiểu với lượng không đáng kể trong khi một số người lại bị són đái thường xuyên hoặc nghiêm trọng. Chính việc tiểu không kiểm soát này khiến người bệnh gặp khá nhiều rắc rối trong vấn đề vệ sinh cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Ví như nước tiểu cứ rỉ hoặc chảy ra trước khi bạn kịp chạy đến nơi có thể tiểu hoặc có khi nước tiểu cứ són ra vài giọt mà bạn không biết khiến người ngợm, quần áo đầy mùi khai. Nhiều người thậm chí phải mang tã khi ra đường.

Các triệu chứng thường thấy của són tiểu, tiểu không tự chủ là:

Cơ chế gây tiểu són (tiểu không tự chủ), đái dầm

Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ

Tiểu són, đái dầm có thể gặp cả ở nam giới, nữ giới và có nhiều ở người già. Nó có thể là những dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm, trong đó phải kể đến:

+ U xơ phì đại tuyến tiền liệt – một bệnh thường gặp ở nam giới khi bước sang tuổi trung niên do sự gia tăng kích thước bất thường của tuyến này. Khi đó, các lớp mô xung quanh  bàng quang sẽ dày lên để ức chế tuyến tiền liệt phình to khiến  thành bàng quang trở nên dày hơn và dễ bị kích thích dẫn đến các hoạt động co bóp của bàng quang bị rối loạn và cơ vòng bàng quang hoạt đông bớt linh hoạt. Bên cạnh đó, khi tuyến tiền liệt to lên sẽ chèn ép lên niệu quản gây chít hẹp. Đó chính là hai nguyên nhân gây ra những triệu chứng phì đại tiền liệt tuyến điển hình là tiểu són, tiểu không tự chủ ở nam giới quan trọng nhất.

+ Viêm tuyến tiền liệt: Triệu chứng viêm tuyến tiền liệt gồm triệu chứng kích thích (tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu lắt nhắt, tiểu rắt) và triệu chứng bế tắc (tiểu khó, tiểu phải rặn, tiểu buốt, tiểu rát,..nặng hơn là bí tiểu). Tình trạng viêm này kéo dài có thể gây ra viêm nhiễm ngược dòng dẫn đến viêm bàng quang, tiết niệu.

+ Các bệnh khác như tắc nghẽn,…: Một khối u bất cứ nơi nào dọc theo đường tiểu có thể cản trở dòng chảy bình thường của nước tiểu và gây ra tiểu không tự chủ (nước tiểu thường tràn không tự chủ).

Són tiểu và những hệ lụy tâm lý nặng nề

Chứng tiểu són, đái dầm tuy không đe dọa đến sức khỏe nhưng lại có ảnh hưởng rất xấu về mặt tâm lý và sinh hoạt đối với những người không may mắc bệnh.

Khi thấy có triệu chứng hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và tư vấn điều trị

Xử lý khi bị bệnh đái dầm, đái són

Phòng ngừa tiểu không tự chủ không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tuy nhiên, có thể giảm nguy cơ và hạn chế tình trạng tiểu không tự chủ bằng những lưu ý sau:

Lưu ý dành cho những người bị són tiểu, tiểu không tự chủ:

Tiểu không kiểm soát dù là bệnh tế nhị, khó nói những khi phát hiện bệnh bạn nên mạnh dạn chia sẻ với người thân cũng như đến gặp bác sĩ để nhận được những lời khuyên và cách điều trị phù hợp tránh ảnh hưởng đến sức khỏe  cũng như  đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Són tiểu là một chứng thường gặp, tuy tế nhị nhưng cũng là một loại bệnh như các loại bệnh tật khác. Không nên vì mắc cỡ mà dấu diếm, khiến cho bệnh không được chữa trị đúng mức và vào lúc còn nhẹ. Khi có triệu chứng, bạn nên chia sẻ với người thân cũng như đến gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Dược sĩ Như Quỳnh

Rate this post
Exit mobile version